Thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của thời đại số với tốc độ lan tỏa của thông tin tỉ lệ thuận với đà phát triển của ngành truyền thông – một ngành dành cho lớp trẻ, nguồn nhân lực chính đưa nền kinh tế phát triển vững mạnh trong tương lai “tỏa nắng”. Vai trò của truyền thông đối với doanh nghiệp ngày nay có sức ảnh hưởng tới sự uy tín và sự tồn tại trên thương trường cạnh tranh. Bất kể một doanh nghiệp nào cũng cần áp dụng truyền thông để tiếp cận khách hàng dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ vì thế làn sóng nhu cầu nhân sự hứa hẹn cơ hội tìm việc làm rộng mở cho thế hệ mới. Nhưng quản trị truyền thông là gì? Chỉ khi hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của ngành mới cho bạn đam mê theo đuổi. Lúc này Timviec365.vn chính là nơi giúp bạn mở rộng kiến thức trên cả những gì về khái niệm qua bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Quản trị truyền thông là gì
Việc làm Truyền thông
1. Quản trị truyền thông và những điều chưa kể
1.1. Quản trị truyền thông là gì?
Quản trị truyền thông là gì?
Quản trị truyền thông là một chuỗi các hoạt động nhằm mục đích thiết lập, duy trì truyền thông hai chiều cải thiện cái nhìn của khách hàng về một doanh nghiệp, chuyển thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng hiệu quả. Doanh nghiệp thực hiện truyền thông phải đưa ra được chiến lược thuyết phục hiệu quả, tạo làn sóng ảnh hưởng của thương hiệu đến công chúng. Hiệu quả của việc thực hiện quản trị truyền thông được đo lường khi hình ảnh của doanh nghiệp được khách hàng nhớ tới qua các hoạt động truyền thông giúp tăng mức độ nhận biết của khách hàng với doanh nghiệp.
Để doanh nghiệp tạo sức ảnh hưởng của mình đến với cộng động với khách hàng, thông qua truyền thông họ có nhiều hình thức tiếp cận khác nhau như quảng cáo, PR, các hoạt động đối ngoại cũng như PR trong nội bộ công ty,… Tất cả các hình thức đó đều tập trung hướng tới mục đích chung hay còn gọi là mục tiêu truyền thông nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp, một thương hiệu uy tín, nổi bật với cộng đồng. Mong muốn truyền thông thành công để thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng, thu hút sự chú ý để từ đó khách hàng dành nhiều thiện cảm, quan tâm hơn tới những dòng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Các chuyên gia nhận định làm quản trị truyền thông vừa phải thể hiện tính khoa học vừa đan xen vào đó là nghệ thuật mới đảm bảo truyền thông hiệu quả. Khoa học được thực hiện bởi người làm truyền thông, một người làm chuyên thông chuyên nghiệp cần phải có phương pháp và công cụ để thực hiện các hoạt động truyền thông hiệu quả. Nghệ thuật là sự sáng tạo, vận dụng linh hoạt các hình thức truyền thông khác nhau cho từng đối tượng truyền thông để đạt được mục tiêu như mong đợi. Khoa học và nghệ thuật phối hợp xuyên suốt quá trình thực hiện quản trị truyền thông, từ việc điều tra, nghiên cứu và dự đoán xu hướng thị trường đến việc đưa ra lời đề xuất về một dự án tiếp cận khách hàng cho nhà lãnh đạo cấp caorồi thực hiện, vận dụng các hình thức truyền thông để hoạt động linh hoạt các chương trình đã được lập kế hoạch phục vụ quyền lợi doanh nghiệp.
Khi nhắc tới quản trị truyền thông với doanh nghiệp không còn là khái niệm mới mẻ nhưng với nhiều người đây lại là một thuật ngữ mới nổi. Họ cho rằng đây là một lĩnh vực mới xuất hiện trong thời đại kỷ nguyên số phù hợp với lớp trẻ năng động – những người thuộc thế hệ Z. Thế nhưng thực chất dù trong bất cứ một giai đoạn lịch sử nào hoạt động quản trị truyền thông vẫn luôn được vận hành chỉ khác nhau về hình thức thực hiện. Và cho đến nay, quản trị truyền thông vẫn vậy, vẫn được định nghĩa bởi khái niệm cũ nhưng lại cho những hành động mới từ thế hệ mới song hành cùng một giai đoạn phát triển mới.
1.2. Vai trò của truyền thông với doanh nghiệp
Vai trò của quản trị truyền thông trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp thành lập với ước mơ tạo dựng thương hiệu, vươn ra biển lớn phát triển vững mạnh xuyên lục địa chứ không chỉ “ì ạch” bước đi trong nước. Thành công như vậy không phải chỉ dành cho doanh nghiệp mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến bắt kịp với tiến trình phát triển của thế giới cùng nguồn vốn mạnh, nguồn nhân lực đa tài,… mà doanh đó còn phải thực hiện truyền thông mạnh, xây dựng thương hiệu uy tín, truyền tải thông điệp tới khách hàng thành công,…chính là trách nhiệm và vai trò của quản trị truyền thông.
Nhờ truyền thông, doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết, sử dụng sản phẩm dịch vụ. Từ đó thúc đẩy họ mua hàng, tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụ giúp doanh nghiệp phát triển tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, giải quyết vấn nạn thất nghiệp còn tồn tại. Bên cạnh đó, quản trị truyền thông thể hiện vai trò trong từng hoạt động.
- Truyền thông nội bộ:Bắt đầu xây dựng thương hiệu từ bên trong doanh nghiệp, công tác truyền thông cũng được tận dụng khá hữu hiệu từ những đối tượng hoạt động trong doanh nghiệp, họ sẽ là người cần nhận thức về thương hiệu doanh nghiệp đầu tiên mới giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu không bị tổn thương trước “giông tố” trên thương trường cạnh tranh khốc liệt.
- Truyền thông qua báo chí: Báo chí ngày nay không chỉ được nhắc tới là báo giấy mà phát triển mạnh hơn hiện nay là báo điện tử song hành với sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng với công nghệ số. Báo chí chính là kênh truyền thông hữu hiệu nhất mà doanh nghiệp luôn cần tạo mối quan hệ tốt, mối quan hệ đẹp với giới truyền thông này. Vai trò của truyền thông báo chí giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh, quan hệ tốt đẹp với cộng đồng, với khách hàng bằng tài năng viết lách của người làm báo, doanh nghiệp được PR, được ca tụng những điều tốt đẹp nhất tác động tới sự quan tâm của khách hàng.
- Chiến dịch truyền thông từ công tác tài trợ xã hội: Ngân sách đầu tư cho hoạt động truyền thông này không quá lớn nhưng hiệu quả nó mang lại không thua kém các hoạt động truyền thông khác. Doanh nghiệp kết nối thương hiệu đến với hàng triệu trái tim cộng đồng thông qua hoạt động tài trợ. Từ vai trò đó có thể thấy không ngẫu nhiên gì mà Tiki – một website thương mại điện tử lớn hàng đầu Việt Nam lại chấp nhận đầu tư cho hàng loạt các MV âm nhạc thịnh hành trên Youtube hiện nay.
Trên thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt việc tạo dựng uy tín và tiếp cận với nhiều khách hàng mang lại thế thắng có doanh nghiệp nào biết cách tận dụng vai trò của các hoạt động truyền thông, định vị thương hiệu hiệu quả trong tâm trí khách hàng. Việc áp dụng kết hợp nhiều hình thức truyền thông phải được lựa chọn phù hợp với đặc tính của sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh, sản xuất. Khi đó vai trò của quản trị truyền thông mới phát huy tác dụng hiệu quả.
2. Ngành quản trị truyền thông với nhu cầu phát triển của xã hội
Ngành quản trị truyền thông với nhu cầu phát triển của xã hội
Việt Nam theo xếp hạng của Google là quốc gia đứng đầu bảng về phát triển Internet và kinh tế trong năm 2018 vừa qua. Chính sự bùng nổ của công nghệ và mạng xã hội đã tác động mạnh mẽ đến nhiều thay đổi trong lĩnh vực kinh tế đặc biệt trong phương thức giao tiếp và tiếp cận khách hàng ở tất cả các lĩnh vực lớn nhỏ. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang tạo môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Từ đó muốn thắng thế trên thương trường giải pháp duy nhất doanh nghiệp phải có lượng khách hàng trung thành cao hơn cả các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực khác. Muốn vậy thương hiệu của doanh nghiệp phải được định vị chỗ đứng vững chắc trong tâm lý khách hàng, thông điệp mà nhà quản trị muốn truyền đạt phải đến tận tai khách hàng để khách hàng nhìn thấy giá trị của doanh nghiệp.
Khách hàng là nhân tố quyết định và có ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại phải có khách hàng sử dụng sản phẩm, sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Nhưng làm sao khách hàng mới tìm đến đúng sản phẩm đó? Không phải cứ sản xuất ra thị trường là tiếp cận được khách hàng, thu hút được người tiêu dùng. Hãy thử đặt mình vào tâm lý chung, một loại sản phẩm mới được tung ra thị trường nhưng đi kèm với nó lại không có bất kỳ một lời quảng cáo nào cho chất lượng hay một chiến dịch nào để khách hàng dùng thử và cảm nhận công dụng hữu ích từ sản phẩm thì mọi chi phí bao gồm chi phí vốn,chi phí tài chínhcho việc sản xuất cứ thế mà “đổ sông đổ bể” khi không có khách mua hàng.
Thế giới đang trong một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên thời công nghệ 4.0 với sự vươn lên mạnh mẽ của công nghệ con người hoàn toàn có thể giao tiếp với thế giới ảo. Lượt người dùng Internet đang ở con số gần như sắp chạm mốc tới số dân hiện nay trên thế giới, nói vậy có hơi quá nhưng lại là một so sánh hợp lý nhất với tỷ lệ người tham gia thế giới mạng hiện nay. Tại lợi thế cho người làm truyền thông giúp họ giải quyết khó khăn trong việc mang sản phẩm/dịch vụ, thông điệp của doanh nghiệp truyền tải đến khách hàng. So với trước đây, hoạt động truyền thông được hỗ trợ thuận lợi vận hành hơn rất nhiều, điều quan trọng là nhân lực ngành truyền thông phải có ý tưởng truyền thông mới mẻ, phù hợp với thời thế mới tác động trực tiếp tới tâm lý người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn nền kinh tế càng ngày càng phát triển, công nghệ kỹ thuật ngày một hiện đại tình trạng làm giả làm nhái sản phẩm ngày một nhiều từ đó phổ biến hiện tượng “treo đầu dê bán thịt chó” ảnh hưởng tới tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. Tiến trình phát triển nhanh của kinh tế vừa tạo lợi thế nhưng cũng tồn tại không ít thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Đó là cạnh tranh kinh doanh, là cạnh tranh khách hàng, là cạnh tranh các chiến lược truyền thông hiệu quả để lại ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Kinh tế càng phát triển, càng nhiều doanh nghiệp mới được thành lập. Họ có thể non trẻ về tuổi đời nhưng có trình độ, có sáng tạo, năng động và quan trọng là biết cập nhật kịp thời xu hướng mới. Vì thế sức cạnh tranh trong môi trường hiện nay không chỉ phụ thuộc vào quy mô, vào vốn vào kinh nghiệm kinh doanh lâu năm mà còn phụ thuộc vào cả công tác truyền thông có bắt kịp với nhu cầu tiêu dùng của con người.
Doanh nghiệp muốn thành công trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, tiếp cận tới khách hàng tất yếu phải phát huy được vai trò của truyền thông.
3. Nhà quản trị truyền thông xuất sắc cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Người làm quản trị truyền thông cần có những kỹ năng nào?
3.1. Thông thạo ngoại ngữ
Khả năng tiếng Anh tốt là một trong những yêu cầu cơ bản không chỉ riêng với ngành truyền thông mà giờ đây khi nền kinh tế phát triển theo hướng hội nhập, đối tác đôi khi hợp tác là doanh nghiệp nước ngoài hoặc đơn giản để cập nhật, sử dụng thông tin từ tài liệu nước ngoài. Và tiếng Anh hiển nhiên là chìa khóa giúp bạn trẻ lĩnh hội được kinh nghiệm, kỹ năng làm việc mang tầm cỡ quốc tế. Từ đó củng cố kỹ năng, kiến thức chuyên môn cho các bạn trẻ mở rộng sự nghiệp trong những công ty có chất lượng tốt.
3.2. Liên tục cập nhật kiến thức chuyên ngành mới
Tại sao người ta nói “Quản trị truyền thông – khái niệm cũ cho hành động mới”. Khái niệm là điều không thể thay đổi nhưng cách áp dụng khái niệm hoàn toàn có thể thay đổi theo thời thế. Truyền thông là một ngành đòi hỏi sự cập nhật thường xuyên từ xu hướng đến các công cụ ứng dụng. Người làm truyền thông không thể tồn tại mãi trong ngành nếu giữ lề lối làm việc cũ mà không thay đổi. lấy ví dụ đơn giản, trước đây khi công nghệ thông tin chưa phát triển, hoạt động quản trị truyền thông chủ yếu thông qua báo giấy, qua những hoạt động thực tế nhưng ngay nay, truyền thông được áp dụng đạt hiệu quả hơn qua phương tiện thông tin đại chúng là những chương trình quảng cáo truyền hình, là những bài viết PR điện tử và là các hình thức Marketing hiện đại như Facebook ads, Google ads,… tận dụng lợi ích từ công nghệ thông tin.
3.3. Sáng tạo
Làm truyền thông không phải chỉ xây dựng kế hoạch tiếp cận khách hàng, PR sản phẩm,… trong một giai đoạn mà vận dụng mãi về sau. Mỗi thời điểm nhu cầu của con người lại bị tác động bởi nhiều yếu tố mà thay đổi, cái cũ trước đây không còn phù hợp để họ tiếp thu. Đó là lý do vì sao mà truyền thông cần những người có tính sáng tạo không giới hạn bởi với ngành này sáng tạo không bao giờ là đủ. Khi tuyển dụng nhân sự, yêu cầu công việc luôn luôn phải đi kèm với “sáng tạo”.
3.4. Rèn luyện kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm chính là lợi thế để nhà quản trị truyền thông dễ dàng gia nhập vào giới hành nghề. Với đặc thù đòi hỏi giao tiếp nhiều, ứng xử khéo léo thì yếu tố không thể thiếu để phát triển nghề là kỹ năng mềm. Làm truyền thông mà không có khả năng giao tiếp, không tiếp xúc với thế giới xung quanh, không lĩnh hội kiến thức được chia sẻ từ người đi trước có kinh nghiệm thì trí sáng tạo của bạn chỉ dậm chân tại chỗ.
3.5. Năng động, nhiệt huyết
Nhiệt huyết là động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người làm việc, là chất xúc tác cho tính sáng tạo được phát huy tác dụng. Khi làm việc với lòng nhiệt huyết, tình yêu nghề, công việc với bạn lúc này là niềm vui chứ không phải gánh nặng, mọi áp lực chỉ như ngọn gió bất chợt thoáng qua. Bên cạnh đó, tính năng động cũng là một trong những hành trang quan trọng hỗ trợ công việc khi với đặc thù ngành phải liên tục tiếp xúc với đối tác, không thể ngồi một chỗ mà có ý tưởng.
Quản trị truyền thông là một ngành đang trong giai đoạn phát triển và đang chịu “cơn khát” nguồn nhân lực tài năng là cơ hội nghề nghiệp lớn cho giới trẻ - những chủ nhân tương lai của một nền kinh tế mới.
Hiểu “quản trị truyền thông là gì” giúp thế hệ mới nhận ra nhu cầu của xã hội, thúc đẩy hành động ước mơ vào nghề của lớp trẻ tài năng. Hy vọng rằng qua bài viết này, cung – cầu nhân sự trong ngành sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong tương lai tới khi có nhiều bạn trẻ định hướng vào ngành. Timviec365.vn vẫn đang nỗ lực từng ngày truyền đạt tới độc giả nhiều nguồn thông tin bổ ích không chỉ trong lĩnh vực việc làm mà còn rất nhiều thông tin bỏ ích bên lề khác. Hãy thường xuyên truy cập trang web để theo dõi đa dạng nguồn thông tin hữu ích mỗi ngày nhé!
Nói đến truyền thông chúng ta không còn xa lạ nữa, mỗi ngày chúng ta đề phải tiếp xúc nhưng để thật sự hiểu rõ hơn về truyền thông và ngành quản trị truyền thông đang được ưa chuộng hay không để đảm bảo rằng bạn đang định hướng đúng cho mình.Truyền thông là gì?
Truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi thông tin tương tác thông tin với nhau giữa hai người hoặc nhiều người với nhau tăng cường sự hiểu biết. Có rất nhiều các hiểu truyền thông khác nhau, trong đó truyền thông không bằng lời, truyền thông không bằng lời và truyền thông bằng biểu tượng.
Truyền thông thường có 3 phần chính: nội dung, hình thức, mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày sự hiểu biết, đưa ra lời nói câu hỏi, lời khuyên, mệnh lệnh. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài viết, bản tin truyền thông nhằm giúp cho cá nhân tổ chức gởi thông tin đến người xem, người nghe.

Truyền thông là gì?
Ngành Quản trị truyền thông được ưa chuộng?
Quản trị truyền thông là đưa thông tin tới các phương tiện truyền thông nhằm truyền đạt thông tin tới khách hàng để gây sự chú ý đến họ. Một người làm quản trị truyền thông cần biết làm sao thuyết phục, tạo ảnh hưởng của thương hiệu đến công chúng. Mục đích chung hướng đến là tạo ra được hình ảnh đẹp, thông tin thu hút, nổi bật của thương hiệu đến với công chúng để họ cảm nhận. quan tâm và tạo sự quen thuộc gần gũi.
Cũng giống như quản trị truyền thông ngành quản trị truyền thông sẽ cung cấp kiến thức, các phương thức lập kế hoạch, xây dựng chiến lược phát triển quản lý thương hiệu trong nhiều lĩnh vực. Tại đây các sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng quản lý doanh nghiệp đánh giá phân loại truyền thông hiệu quả. Khi đi vào chuyên sâu bạn sẽ được hiểu rõ hơn về các truyền thông doanh nghiệp, truyền thông marketing, truyền thông quốc tế, quan hệ công chúng, truyền thông đa phương tiện…rất nhiều phạm trù để bạn theo đuổi và học hỏi.
Ngành quản trị truyền thông đang và sẽ trở thành ngành học được ưa chuộng tại Việt Nam mà cả các nước trên thế giới.
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều khóa học về Thạc sĩ ngành Quản trị truyền thông và Thạc sĩ truyền thông cho học viên lựa chọn, các khóa học trong nước, quốc tế và đào tạo liên kết quốc tế cho các học viên lựa chọn dễ dàng.
1. Đào tạo trong nước Học viện báo chí và tuyên truyền chương trình đào tại tại Hà Nộituyển sinhThạc sĩ quản trị truyền thôngĐào tạo thạc sĩ ngành: Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quản trị truyền thông định hướng nghiên cứu nhằm cung cấp nguồn nhân lực trình độ sau đại học có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, có năng lực tư duy sáng tạo, có khả năng phát hiện và triển khai các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về truyền thông và quản trị truyền thông đương đại thế giới và Việt Nam, có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn.
Chương trình đào tạo thạc sĩ tại Học viện báo chí và tuyên truyền đảm bảo
Những kiến thức cơ bản về lý thuyết truyền thông và phương thức nghiên cứu truyền thông; khoa học hoạch định chiến dịch truyền thôngNhững kiến thức cơ bản về lý luận truyền thông thế giới và Việt Nam, những vấn đề truyền thông đương đại…Những tri thức về kinh doanh truyền thôngKỹ năng:
Có khả năng vận dụng sáng tạo lý thuyết truyền thông vào lĩnh vực công việc được giaoCó năng lực tư vấn, tham mưu lãnh đạo, quản lý, hoạch định kế hoạch truyền thông;Có kỹ năng quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức, công ty và doanh nghiệp truyền thông;Có khả năng tham gia có hiệu quả vào các cuộc đàm phán, thương thuyết của cơ quan tổ chức, doanh nghiệpCó khả năng nghiên cứu khoa học, giảng dạy truyền thông ở các trường đại học, viện báo chí và truyền thông2. Đào tạo liên kết quốc tếHiện nay đại học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hợp tác với đại học Stirling đào tạo tuyển sinhThạc sĩ quản trị truyền thôngtại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Chương trình đào tạo với các môn học: Truyền thông doanh nghiệp, truyền thông Marketing, Truyền thông quốc tế, Kinh tế học truyền thông, Tổ chức và quản lý, Phương pháp nghiên cứu, Quan hệ công chúng và công nghệ, Cơ sở lý thuyết truyền thông.
Với giáo trình Tiếng anh, thời gian đào tạo trong 2 năm, chương trình tạo điều kiện chođối tượng đi làm bận rộn nên học viên sẽ được học vào các buổi tối và học theo từng môn.
Xem thêm: Hiệu ứng lan truyền thông hãy để tôi yên ", hãy để chúng tôi yên
Vớichương trình đào tạo liênkết quốc tế học tại Việt Nam, sẽ đem đến cho bạn kiến thức áp dụng vào thực tiễn, với các lĩnh vực truyền thông, báo chí, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, marketing… cơ hội để bạn sáng tạo vươn ra tầm quốc tế.
Chương trình Thạc sĩ quản trị truyền thông của đại học Stirling đảm bảo
- Bằng thạc sĩ Quản trị truyền thông quốc tế
- Ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh
- Giảng viên giàu kinh nghiệm từ đại học Stirling
- Tiết kiệm chi phí
- Thời gian học phù hợp cho người bận rộn
CourseType=2&Text
Search=stirling&Study
Type=0&Study
Form=&Require
Admission=&School
Type=&Select
Register=&National
ID=&Location
ID=&Disctric
ID=&Month
Open=&Study
Time=&Language
Instruction=&Level=&Lecturer=&Study
Duration=&List
Tag
Id=&Speciality
ID=0&Current
Page=1&Page
Size=12&Sort=&Type
View=&Is
Featured=null&Num
Rate=99&Is
Thông tin liên hệ
acpro.edu.vn – Viện xúc tiến Phát triển giáo dục – Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam