Trong rất nhiều bài viết, rất nhiều câu chuyện và rất nhiều bài phỏng vấn, tôi liên tục đề cập tới khái niệm 16 concept truyền thông bất biến. Tuỳ theo nội dung của mỗi bài mà tôi lại hé lộ một vài nguyên tắc trong số đó. Tuy nhiên, để các bạn có cái nhìn toàn diện nhất, đây là lần đầu tiên tôi công bố một lượt toàn bộ các concept này.

Bạn đang xem: 16 concept truyền thông bất biến

Như vậy, điều đầu tiên bạn cần nắm được, đó là định nghĩa…

Concept truyền thông là gì?16 concept truyền thông bất biến của Truyền thông Trăng Đen

Ở nhiều trung tâm đào tạo truyền thông, công ty truyền thông họ thích dùng chữ “Chiến lược truyền thông”, hay “Chiến thuật truyền thông”. Lại có nơi họ dùng chữ “Ý tưởng truyền thông“, nhưng với Truyền thông Trăng Đen, cả Chiến lược và Chiến thuật đều “vô tình” nằm trong các bước để lập một kế hoạch truyền thông hoàn chỉnh, nó mang tính bao quát rộng hơn, nên tôi “kiêng” dùng vì sợ gây nhầm lẫn.

Tôi dùng chữ Concept truyền thông có vẻ gần nhất với khái niệm Ý tưởng truyền thông mà các nơi khác đang dùng. Nhưng vì nó cũng không hẳn là “ý tưởng” nên tôi quyết định để nguyên chữ concept truyền thông như vậy. Cuối cùng, các bạn có thể hiểu nôm na khái niệm này nói tới cái “tinh thần chung”, cốt lõi, xương sống chung để xây dựng nên toàn bộ các câu chuyện truyền thông mà kế hoạch truyền thông của chúng ta sẽ bám theo khai thác.

Danh mục 16 concept truyền thông bất biến
*
Sự nổi tiếng của Running Man Vũ Xuân Tiến liên quan gì đến 16 concept truyền thông bất biến? Click vào hình để đọc bài phân tích

Trong quan điểm của tôi, để có một kế hoạch truyền thông tốt, chúng ta cần nhiều yếu tố, nhưng riêng yếu tố về câu chuyện truyền thông thì phải đảm bảo hoặc là bạn có một câu chuyện hay ho; hoặc câu chuyện của bạn chỉ ở mức bình thường thì bạn phải có một cách kể chuyện, khai thác, đưa đẩy bậc thầy.

Để học hỏi thêm về nguyên lý của những cách kể chuyện hấp dẫn, bạn có thể tham khảo bài viết Nghệ thuật kể chuyện – đỉnh cao của Truyền thông và xem tôi phân tích nghệ thuật kể chuyện trong các bộ phim và những sự vụ đình đám trên báo chí. Còn muốn nghiên cứu xem tôi đã vận dụng điều đó trong thực tế thế nào, bạn hãy đọc bài Nghệ thuật kể chuyện cho xanhshop.

Còn dưới đây, là 16 concept truyền thông bất biến, do Truyền thông Trăng Đen (hay hiểu là cá nhân tôi cũng được) dày công nghiên cứu, sưu tầm và đúc kết từ hàng ngàn chương trình truyền thông, chiến dịch truyền thông của các thương hiệu lớn thực hiện trong suốt 10 năm qua. Một vài concept có thể được sử dụng “rộ lên” vào những khoảng thời gian nhất định, trong khi những concept khác lại được sử dụng “bền bỉ” nhiều năm.

1- Sex

2- Chuyện lạ

3- Gây tranh cãi

4- Ma

5- UFO

6- Tài sản lớn

7- Người nổi tiếng (sự kiện nóng)

8- Con kiến kiện củ khoai

9- Bật mí bí mật

10- Đeo bám

11- Cảm động

12- Hữu dụng, có ích

13- Phi thường, Kì quặc, ngớ ngẩn

14- Trẻ em ngây thơ (2018)

15- Chó mèo, động vật dễ thương (2018)

16- Giải thưởng, chứng nhận, Cuộc thi

(Đây là 16 concept truyền thông bất biến độc quyền của Truyền thông Trăng Đen nghiên cứu và công bố. Đề nghị các bạn sử dụng thì phải ghi nguồn)

Ứng dụng 16 concept truyền thông bất biếnHiện tượng Lệ Rơi trùng với concept nào trong số 16 concept truyền thông bất biến? Click vào hình để đọc bài chi tiết

Đọc đến đây, bạn đã biết rõ cả 16 concept, là những thứ tôi dành cả “cuộc đời” chính chiến của mình ghi lại. Quan sát trong thực tế, bạn sẽ thấy có những chiến dịch truyền thông họ dùng 1 concept, có khi dùng 2 concept và có khi dùng tới 5-6 cái. Số lượng ít hay nhiều tuỳ thuộc vào trình độ kiến tạo câu chuyện của người làm truyền thông, và nó cũng sẽ giúp chúng ta dự đoán được một phần hiệu quả của chiến dịch truyền thông khi kết thúc.

Chúc các bạn thành công.

((( Viết bởi Nguyễn Ngọc Long Blackmoon – Founder Truyền thông Trăng Đen – Học từ Nguyên lý, Hiểu từ gốc rễ )))


16 concept truyền thông bất biến cách kể chuyện hấp dẫn câu chuyện truyền thông chiến dịch truyền thông Chiến lược truyền thông Chiến thuật truyền thông chương trình truyền thông concept truyền thông Concept truyền thông là gì Danh mục 16 concept truyền thông bất biến hiệu quả của chiến dịch truyền thông kế hoạch truyền thông lôi kéo đám đông nghệ thuật kể chuyện phân tích các sự kiện truyền thông truyền thông trăng đen Ứng dụng 16 concept truyền thông bất biến ý tưởng truyền thông

Concept truyền thông hiểu nôm na là định hướng tổng quát cho tinh thần của một chiến dịch/hoạt động truyền thông nào đó, để từ concept thì các idea bắt đầu ra đời.

Là một người làm trong lĩnh vực truyền thông nội bộ, từng ngày từng giờ, mình vẫn luôn phải nghĩ ra những ý tưởng mới, những hoạt động, sự kiện mới. Bởi vậy, mình luôn đi tìm những hướng brainstorm khác nhau để làm mới lối suy nghĩ, đem đến cảm hứng và hiệu quả cao trong việc sáng tạo. Và thật may mắn, trong quá trình đó, mình đã khám phá ra “16 concept truyền thông bất biến” — một nghiên cứu của Truyền thông Trăng Đen.

16 concept này có phải bất biến không, cá nhân mình chưa dám chắc và cũng không muốn bàn tới. Nhưng mình nghĩ nó thực sự có giá trị, và trên thực tế đã giúp mình và team của mình rất nhiều trong công việc. Trong quá trình tìm hiểu, mình chưa thấy có bài phân tích nào về 16 concept này, bởi vậy, bài viết của mình hoàn toàn là ý kiến cá nhân, có thể chưa đúng với ý đồ của người tạo ra nó là anh Nguyễn Ngọc Long. Rất mong mọi người đọc nó với tinh thần tham khảo và nếu có những bình luận, góp ý để xây dựng thì càng tuyệt vời.

Do mình làm về lĩnh vực truyền thông nội bộ, nên trong bài này mình sẽ phân tích song song việc ứng dụng vào ngành của mình ra sao, đặc biệt là ngay chính tại công ty mình, Sun Asterisk, mong sẽ hữu ích với các bạn.



Phân tích 16 concept truyền thông bất biến (Phần 1)

Sex

Khi nhắc đến “sex”, thông thường người ta sẽ nghĩ ngay đến nội dung 18+. Nhưng bản chất từ “sex” là giới tính. Mỗi sản phẩm đều hướng tới đối tượng thuộc giới tính nào đó: nam, nữ, LGBT. Vậy chúng ta hẳn không thể bỏ qua concept này rồi. Việc sử dụng hình ảnh trai đẹp để thu hút khách hàng nữ hay ngược lại, hoặc sử dụng những cảnh nóng, gợi cảm để thu hút các đấng mày râu,… đều là những cách làm truyền thống nhưng vẫn luôn hiệu quả.

Có thể kể đến chiến dịch quảng cáo đầy “gợi cảm” của một hãng hàng không tưởng như không liên quan đến concept này mà lại liên quan không tưởng: Vietjet Air.

Hãng sử dụng hình ảnh những cô người mẫu chân dài mặc bikini in logo của VA nhảy, trình diễn trong TVC của mình. Số đông cộng đồng mạng cho rằng đây là hành động phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Từ đó, nhiều phân tích cho rằng hãng Vietjet Air đã bị ăn đòn ngược trở lại bằng concept Sex này khi nhận được quá nhiều chỉ trích từ khán giả.



Hay chắc hẳn mọi người còn nhớ những hình ảnh phản cảm của những cô mặc bikini nóng bỏng trên chuyến bay đón đội U23 Việt Nam vinh quang trở về từ Thường Châu Trung Quốc trong trận Chung kết U23 Châu Á 2018. Một làn sóng dư luận lớn nhất từ trước đến nay đổ ập tới hãng bay này, hàng trăm ngàn bình luận, status ném đá và hô hào tẩy chay sử dụng dịch vụ của Vietjet.

Nhìn vào bề nổi, người ta thấy Vietjet thất bại vì bị xa lánh. Nhưng thực ra người ta cũng có bỏ được bay Vietjet đâu, vì chẳng có hãng nào rẻ và tiện như hãng này. Mà đúng rồi, hãng hàng không giá rẻ, thì quảng cáo “rẻ tiền” lại đúng là chiến lược của họ. Thành công quá còn gì.

Chiến dịch này, ngoài việc sử dụng concept “Sex” với những hình ảnh nóng bỏng, hút mắt cả nam lẫn nữ, thì còn ứng dụng concept: Kỳ quặc — ngớ ngẩn và concept “Gây tranh cãi” mà mình có trình bày ở phía sau.

Concept “Sex” cũng cực hữu hiệu khi sử dụng cho truyền thông nội bộ, đặc biệt là những tổ chức có sự “mất cân bằng” về giới tính, như tại Sun* ~70% nam giới (lol). Các content truyền thông của công ty khi nói về phái nữ, đặc biệt là hotgirl, tình yêu nam nữ sẽ thu hút được lượng lớn tương tác.



Với dân số khoảng 1300 người, đây được coi là một lượt view khủng của trang tin điện tử nội bộ Sun*

2. Kỳ quặc, ngớ ngẩn

Có nhiều hướng để triển khai concept này: Những thứ ngớ ngẩn khiến người xem tức giận, cười chê, hoặc khiến họ thấy đáng yêu, thích thú. Thậm chí là cả hai.

Danh hiệu kỳ quặc ngớ ngẩn nhất trong làng quảng cáo phải chăng được trao cho Bột giặt Aba. Đến nỗi người xem luôn chờ đợi đến TVC tiếp theo của hãng để xem nó có thể “xàm” đến mức độ nào nữa. Thậm chí có những bình luận nói rằng: Chưa bao giờ lại chủ động ấn vào quảng cáo để xem như vậy.



Tuy tất cả người xem đều cho rằng quảng cáo bột giặt này thật ngớ ngẩn, và một số họ cho rằng sẽ trung thành với OMO nhưng rõ ràng những TVC kỳ lạ này đã giúp thương hiệu ABA trở nên viral hơn rất nhiều. Một thành công lớn cho newbie trong lĩnh vực bột giặt khi có thể chễm trệ ở vị trí thứ 3 trong thang mức độ nhận biết và thị phần tiêu thụ.



Trong truyền thông nội bộ, áp dụng concept này phải rất khéo để không khiến hoạt động trở nên phản cảm, lố lăng.

Gần đây IC — Sun* đã áp dụng nó vào 1 sản phẩm clip và thật may khi thu được rất nhiều tình cảm từ phía khán giả. Ban đầu, người xem tưởng là một chiếc video tình cảm nhẹ nhàng để truyền thông cho chiến dịch Đọc sách, thế nhưng càng về sau, người xem càng thấy nó ngớ ngẩn khi chèn những hiệu ứng âm thanh không liên quan, hay kết video thì chả ra đâu với đâu cả. Thực hiện video này, nếu không cẩn thận có thể trở nên nhạt hoặc lố. Nhưng thật may, khán giả lại đều cảm thấy thích thú với sự ngớ ngẩn của nó.


3. Gây tranh cãi

Những chủ đề gây tranh cãi luôn khiến cho mọi người quan tâm và muốn đưa ra ý kiến: như scandal, tin đồn, nghi vấn, quan điểm trái chiều…Concept này rất khó để áp dụng, cần có sự suy tính kỹ càng nếu không có thể gây ra phản tác dụng khi không kiểm soát được luồng dư luận.

Concept này phổ biến ở những chiến dịch truyền thông của Showbiz, một nơi không sợ thậm chí thích thị phi. Có thể kể đến như việc làm hình ảnh cho Chi Pu (Một cô ca sĩ “không biết hát”), hay Sơn Tùng MTP với nghi vấn “đạo nhạc”.

Bằng việc tạo ra 2 luồng ý kiến từ khán giả: Khen, chê cộng với những suy xét kỹ càng, 2 ca sĩ này đã thu hút được sự quan tâm cực kỳ lớn và tạo nên sức vang lớn như thế nào thì bây giờ người Việt nào cũng đều rõ cả.


Có thể thấy rõ rằng, concept này rất khó để áp dụng trong Truyền thông nội bộ: một lĩnh vực vốn sẵn nhạy cảm, luôn phải quan tâm tới “lòng dân”, phải luôn khéo léo và tế nhị để không tạo ra những hiểu lầm, phản đối, bức xúc,… từ nhân viên. Vậy thì việc cố tình tạo ra sự gây tranh cãi trong công ty quả là táo bạo hết sức.

Tuy nhiên, IC Sun* lại cũng sẵn máu liều trong mình rồi (lol) nên gần đây, chúng mình cũng có không ít những content như:


Một bài báo Sun* News đã nhận được rất nhiều tranh luận của độc giá

Lưu ý khi áp dụng:

Xác định kỹ lưỡng các tình huống có thể xảy ra để có những bước đi thật chắc chắn.Risk management là điều cực kỳ quan trọng. Bởi concept này rất risky.Không nên lạm dụng chiêu bài này. Giả sử tháng nào IC cũng chơi trò gây tranh cãi hay tạo biến thì Sunner sẽ “hơi mệt” ngay.

Nói thế cho nghiêm trọng, chứ concept này có một hướng đi khác, an toàn và dễ chịu hơn nhiều. Ví dụ như những câu đố mà lời giải nào cũng sai, khiến mọi người tranh cãi, bàn tán, phản biện nhau tới tấp.


4. Ma

Trong 10 người thì chắc có đến 8 người sợ ma. Trong 8 người sợ ma thì chắc phải có đến 10 người vẫn muốn nghe/xem chuyện ma (lol)

Chuyện ma hay những câu chuyện li kì về thế giới tâm linh thực sự có một sức hút mãnh liệt. Những video về chủ đề này trên Youtube thường có lượt view tới vài triệu thì đủ thấy nó hấp dẫn như thế nào.

Hiện nay, có nhiều TVC, viral clip hay MV sử dụng concept này để tạo sự gay cấn, như MV Chân Ái của ca sĩ Orange.


Anh chị em IC hoàn toàn có thể sáng tạo ra một chiếc clip mang đậm màu sắc ma mị, kiểu: Thực hư có ma trong công ty, để khéo léo truyền tải một thông điệp gì đó một cách hài hước, vui vẻ.

5. UFO (unidentified flying object)

Concept này sử dụng những chuyện lạ về người ngoài hành tinh hay mở rộng thêm cả những bí ẩn về vũ trụ, thiên hà.

Hiện tại có rất nhiều kênh Youtube đưa ra những bằng chứng có người ngoài hành tinh, hay những câu chuyện du hành vượt thời gian nhận được vài triệu lượt xem.

Mình chưa có idea gì về việc áp dụng concept này vào truyền thông nội bộ.


Các cách thức hợp tác với người nổi tiếng cũng rất đa dạng: Trải nghiệm dùng thử sản phẩm, đóng quảng cáo, hay tham gia sự kiện của nhãn hàng…

Trong truyền thông nội bộ, concept này phổ biến nhất là Mời KOLs tham gia sự kiện nội bộ để thu hút sự quan tâm của nhân viên và tạo nên niềm tự hào về công ty nơi họ.

Tại Sun* có thể kể đến như sự xuất hiện của Hoàng Thùy Linh trong chương trình Sun* Annual Awards 2020, Diva Mỹ Linh trong Ngày tri ân 2019, hay giám khảo Hòa Minzy trong Gương mặt thân quen Sun* năm 2017… đã góp phần lớn trong việc gây tiếng vang của chương trình với toàn bộ nhân viên công ty, thu hút họ tới tham gia.

Lưu ý khi áp dụng concept này, đó là:

Chọn người nổi tiếng phù hợp

Durex không thể mời Phương Mỹ Chi (chưa 18) làm KOL. Chiến dịch Nhà là nơi của Fami không nên sử dụng hình ảnh của Trương Quỳnh Anh (một người đã ly hôn) để quảng cáo. Đó là những KOL có “tính chất” không phù hợp với sản phẩm.

Lựa chọn influencer mà cộng đồng fan toàn nam để quảng cáo cho sản phẩm thời trang nữ cũng chưa thực sự phù hợp. Đó là sự không tương đồng về tệp khách hàng mục tiêu.

Như vậy, nên chọn người nổi tiếng phù hợp các tiêu chí:

Tương đồng: fan và đối tượng mục tiêu
Cuộc sống, phong cách… của người nổi tiếng liên quan đến nhãn hàng
Người nổi tiếng không có tai tiếng gây ảnh hưởng đến nhãn hàng (Chắc hẳn bạn còn nhớ Cocoxim từng bị tẩy chay ra sao khi mời nhà văn Gào hợp tác)

Nhiều người nghĩ, chỉ external communication mới cần mời KOL thôi, còn internal thì toàn người nhà với nhau, không cần hào nhoáng làm gì. Thế nhưng, rõ ràng Sun* đã áp dụng rất triệt để concept này, không chỉ ở việc mời người nổi tiếng tới các sự kiện lớn của công ty. Bởi, công ty cũng có KOL nội bộ mà. Họ là chính thành viên của Sun*, có sức ảnh hưởng đến anh em tại Sun* (Phù hợp tệp Fan và đối tượng mục tiêu).

Từ năm 2019 đến nay, hoạt động truyền thông nội bộ của Sun* bắt đầu xuất hiện nhiều hoạt động có sự hợp tác với những Influencer trong công ty. Đó là Nguyễn Thanh Tùng D — MVP 2019, SM Bùi Xuân Trung hay là Vinh Nhổn, Hồng Đường… — những người có mối quan hệ rộng trong công ty, được mọi người yêu quý… Mỗi người lại phù hợp để kết hợp trong một hoạt động riêng. Có người thì phù hợp ở những hoạt động cuộc thi, workshop. Có người rất phù hợp với những hoạt động giải trí, cần sự tương tác, tạo độ nhận biết cao.

Ngoài ra, hoàn toàn có thể nghĩ tới việc xây dựng một hình tượng KOL nội bộ mới.


Công thức đơn giản nhất để tạo ra chuyện lạ đó là: Lạ = Không giống bình thường

Ví dụ, đợt công ty mình cho nhân viên làm remote tại nhà, rất nhiều hoạt động routine trên văn phòng sẽ không thể thực hiện, điển hình như phát Radio trên loa trần thứ 6 hàng tuần. Tuy nhiên, IC đã nảy ra ý tưởng, trong giai đoạn remote, sẽ tổ chức các buổi xem chung Radio trên Facebook. Và thật không ngờ, hoạt động này chiến hàng trăm lượt người xem, mọi người tỏ ra thích thú và bình luận rôm rả. Chuyện này ít nhiều cũng lạ lẫm với nhân viên và khiến họ cảm thấy hào hứng khi tiếp nhận.

Thế nhưng, chuyện lạ thì cũng chỉ lạ lúc ấy thôi. Điểm hạn chế của concept này đó là chỉ dùng được 1 lần với một nội dung, hình thức như thế. Xem chung Radio của chúng mình ở những số sau, lượt người xem vẫn ở mức ổn nhưng sức hút không còn quá mạnh mẽ như lần đầu nữa. Và rõ ràng, chúng mình lại tiếp tục nghĩ ra những trò khác để kéo rating của chương trình lên.

8. Cảm động

Một concept quá quen thuộc phải không nào? Con Át chủ bài của các nhãn hàng mỗi dịp Tết đến xuân về: hàng loạt những quảng cáo “so touching” của Neptune, Cocacola, Omo…

Thông thường người ta hay khai thác concept này ở câu chuyện gia đình, tình mẹ, tình cha.


Tại Sun* cũng vậy. Trước đây chúng mình đã khai thác triệt để concept cảm động ở những mùa Ngày tri ân — Chương trình tri ân phụ huynh của nhân viên:

Ngày tri ân: Niềm tự hào của con (2018) với cuộc thi ảnh kể chuyện về ký ức bên gia đình khiến biết bao người nghẹn ngào.

Ngày tri ân: Vầng dương (2019), biết bao giọt nước mắt rơi xuống khi xem thước phim về cuộc đời Sunner Mỹ và những thăm trầm của gia đình anh.


Khoảnh khắc xúc động trong Ngày tri ân: Vầng dương

Ngoài khía cạnh gia đình, ngay trong công việc, hoặc đời sống nhân viên chắc chắn chúng ta cũng có thể khai thác được những câu chuyện cảm động.

Đơn cử như câu chuyện của Sunner Tuấn Anh, chàng trai đi làm nhờ chị gái đẩy xe lăn cho cậu hàng ngày. Mới đây, gia đình còn phát hiện cháu trai của Tuấn Anh mắc bệnh u não, trong khi hoàn cảnh đã rất khó khăn. Nghe câu chuyện ấy, ai cũng thương cảm và phần nào ngưỡng mộ nghị lực trong công việc, cuộc sống của anh bạn.

Trên đây là phần phân tích ngắn của mình về 8 concept truyền thông, 8 concept còn lại mình sẽ update ở bài tiếp theo.

Xem thêm: Hình Ảnh 2 Con Mèo Ôm Nhau, 400+ Hai Con Mèo & Ảnh Con Mèo Miễn Phí

Những lưu ý khi áp dụng các concept truyền thông

Có thể kết hợp các concept trong cùng 1 chiến dịch

Ví dụ: câu chuyện TVC sexy của Vietjet air: kết hợp 3 concept: Sex, kỳ quặc — ngớ ngẩn và gây tranh cãi

2. Dùng concept truyền thông chủ đạo để tạo ra màu sắc riêng biệt cho nhãn hàng

Có thể chọn concept chủ đạo các chiến dịch truyền thông. Điều này thường được chi phối bởi thương hiệu. Ví dụ: Nhắc đến Aba là nhắc đến Kỳ quặc, ngớ ngẩn, Neptune hay sử dụng concept Cảm động dịp Tết do thương hiệu gắn với những câu chuyện về gia đình…

Trên đây là những phân tích kèm minh chứng về 8/16 concept truyền thông bất biến. Nội dung trong bài chưa phải là những điều được ghi nhận trên thế giới mà chủ yếu mang màu sắc kinh nghiệm cá nhân. Nếu có bất kỳ góp ý, bàn luận nào về chủ đề này, hãy liên hệ với Trang nhé.